Phương pháp điều trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà

Ngoài vị trí yêu thích ở cơ quan sinh dục, sùi mào gà còn có thể mọc ở các vị trí khác của cơ thể như miệng, lưỡi, mắt,… Trong đó, lưỡi là bộ phận xuất hiện nốt sùi khá phổ biến. Do tâm lý tự tin, e ngại nên nhiều người muốn trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà. Vậy trị sùi mào gà lưỡi tại nhà như thế nào để đạt hiệu quả cao?

1. Trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà bằng thuốc bôi

Tốt nhất, khi trị sùi mào gà, bệnh nhân cần đến bệnh viện, các cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể. Tùy vào mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Thông thường, sẽ có các loại thuốc bôi ngoài ra sau, bệnh nhân có thể tự sử dụng tại nhà.

Liều dùng:

  • 3 – 4 lần/ngày.
  • Sau khi rửa vệ sinh sạch, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
  • Thời gian sử dụng: 2 tháng

Cần chỉ dẫn người bệnh bôi thuốc đúng cách và bắt buộc tái khám định kỳ để theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị.

Thuốc bôi Larifan Ungo được nhiều bác sĩ và bệnh nhân đánh giá rất cao

Thuốc bôi Larifan Ungo được nhiều bác sĩ và bệnh nhân đánh giá rất cao

Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) 80 – 90% cũng là thuốc bôi trị sùi mào gà tuy nhiên chỉ sử dụng các vùng khác ngoài bên trong miệng. Nên đối với sùi mào gà trong miệng, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được áp nitơ lạnh hiệu quả sẽ nhanh hơn. Chỉ nên tự sử dụng thuốc khi nào bệnh nhân đủ kiên nhẫn hoặc rất là không muốn đến bệnh viện hoặc vì hoàn cảnh không đến được.

2. Hỗ trợ trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng tự đào thải virus của cơ thể.

2.1. Các thực phẩm cần tránh

Người bệnh sùi mào gà nên tránh các thực phẩm sau để bệnh không tiến triển nặng hơn cũng như nâng cao hiệu quả điều trị:

Thực phẩm cay nóng

Thực phẩm cay nóng như ớt, tỏi, hạt tiêu,… khiến cơ thể có thể gặp nhiều vấn đề đường tiêu hóa như ợ nóng, ợ chua, làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị, tạo điều kiện cho virus phát triển nhanh hơn.

Chất kích thích

Các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… đều có tác động không tốt tới cơ thể, làm giảm sức đề kháng, từ đó virus có cơ hội tấn công mạnh mẽ hơn.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chiên rán, xào,… có thể gây một số hệ lụy đến cơ thể như:

  • Dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Đầy hơi, tiêu chảy.
  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch như đột quỵ.

Cơ thể không khỏe mạnh là điều kiện để virus sùi mào gà phát triển và tấn công cơ thể mạnh mẽ hơn.

2.2. Thực phẩm tốt cho người bị sùi mào gà

Dưới đây là những thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân sùi mào gà, giúp hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thực phẩm giàu sắt

Một trong những thành phần tạo máu quan trọng là sắt. Bệnh nhân sùi mào gà nói chung và bệnh nhân sùi mào gà cần đốt sùi nói riêng rất cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt. Các thực phẩm giàu sắt có thể kể đến như thịt đỏ, trứng, hoa quả màu đỏ, rau màu xanh thẫm, nội tạng động vật. 

Bệnh nhân sùi mào gà nói chung và bệnh nhân sùi mào gà cần đốt sùi nói riêng rất cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt

Bệnh nhân sùi mào gà nói chung và bệnh nhân sùi mào gà cần đốt sùi nói riêng rất cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt

Thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin

Khoáng chất và vitamin là những dưỡng chất thiết yếu của cơ thể, giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Vitamin và khoáng chất rất giàu trong hoa quả, sữa và các chế phẩm từ sữa. Trong đó các khoáng chất như canxi, magie, natri, vitamin như vitamin nhóm A, nhóm B, nhóm C là các vi chất quan trọng nhất người bệnh cần chú ý bổ sung.

Uống đủ nước

Cơ thể cần tối thiểu 1,5 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước là cách đơn giản giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn tốt, tăng cường sức đề kháng cũng như năng lượng cho cơ thể. Chú ý nên uống nước đều đặn vào các thời điểm trong ngày và nên uống theo từng ly nhỏ.

3. Các phương pháp điều trị sùi mào gà ở lưỡi thực hiện tại cơ sở y tế

Nếu các nốt sùi lớn, cần loại bỏ nhanh để tránh ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh thì cần thực hiện điều trị ngoại khoa tại các cơ sở y tế.

Phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là:

Đốt điện: là dùng dụng cụ có dòng điện chạy qua áp vào nốt sùi, khi đó các tế bào và virus tại nốt sùi sẽ bị chết do nhiệt độ tại chỗ tăng cao.

Đốt lạnh: dùng ni tơ lỏng áp vào các nốt sùi, làm các tế bào chết do đông đặc các chất hữu cơ. 

Nếu các nốt sùi lớn, cần loại bỏ nhanh thì cần thực hiện điều trị ngoại khoa

Nếu các nốt sùi lớn, cần loại bỏ nhanh thì cần thực hiện điều trị ngoại khoa

Cả 3 phương pháp này hầu như đều ít đau, tổn thương sẽ lành trong khoảng từ 2 – 4 tuần và không được quan hệ tình dục trong khoảng 2 tuần sau khi đốt. Chú ý là phương pháp này chỉ có tác dụng loại bỏ nốt sùi chứ không tiêu diệt tận gốc virus nên tỷ lệ tái phát là rất cao. Người bệnh cần kết hợp các biện pháp miễn dịch như thuốc bôi Larifan để ngăn ngừa virus lây lan và tấn công trở lại.

Ngoài ra, để điều trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà hiệu quả hơn, người bệnh cần chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể, nhất là vùng kín, vùng miệng, thăm khám định kỳ để đánh giá hiệu quả điều trị và điều chỉnh phác đồ nếu cần thiết.

Phương pháp điều trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà
5 (100%) 1 vote