Contents
- 1 Sùi mào gà ở miệng là bệnh lý do virus HPV, là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm hàng đầu, sau HIV. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn, đặc biệt là những người đã từng quan hệ tình dục. Vị trí thường gặp của sùi mào gà là ở bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng, lưỡi,… Vậy sùi mào gà ở miệng điều trị như thế nào?
- 2 1. Nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà ở miệng
- 3 2. Triệu chứng sùi mào gà ở miệng điển hình
- 4 3. Biến chứng của sùi mào gà ở miệng
- 5 4. Sùi mào gà ở miệng điều trị như thế nào?
Sùi mào gà ở miệng là bệnh lý do virus HPV, là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm hàng đầu, sau HIV. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn, đặc biệt là những người đã từng quan hệ tình dục. Vị trí thường gặp của sùi mào gà là ở bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng, lưỡi,… Vậy sùi mào gà ở miệng điều trị như thế nào?
1. Nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà rất dễ gây nhầm lẫn với nhiệt miệng thông thường do triệu chứng ban đầu khá giống nhau. Khi các nốt sùi mọc thành từng chùm giống như cây súp lơ hoặc hoa mào gà thì người bệnh mới phát hiện mắc sùi mào gà.
- Sùi mào gà ở nữ giai đoạn cuối: dấu hiệu và các xét nghiệm cần thực hiện
- Sùi mào gà ở lưỡi: nguyên nhân và phương pháp điều trị
- Bệnh sùi mào gà ở lưỡi có chữa được không? Nguyên nhân và cách phòng tránh
- Larifan và Imiquimod, đâu là sự lựa chọn tối ưu?
- Thuốc Larifan Ungo có tốt không và các vấn đề liên quan
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở miệng, điển hình là:
- Quan hệ tình dục bằng miệng: đây là nguyên nhân chính dẫn đến lây nhiễm bệnh sùi mào gà ở miệng.
- Hôn: Do hôn với người mắc sùi mào gà ở miệng đặc biệt là khi bạn có các vết thương hở ở khoang miệng
- Dùng chung đồ dùng cá nhân: đồ dùng cá nhân của người mắc sùi mào gà như bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm,… có thể chứa dịch mủ của người bệnh, phát tán bệnh sang cá thể mới, nhất là khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu.
- Lây từ mẹ sang con: trẻ sinh ra từ âm đạo của người mẹ mắc sùi mào gà khiến bé mắc bệnh bẩm sinh ở các vùng da như mắt, môi, họng,… Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp.
2. Triệu chứng sùi mào gà ở miệng điển hình
Sau 2 – 9 tháng ủ bệnh, bệnh nhân mắc sùi mào gà ở môi thường xuất hiện những triệu chứng điển hình như sau:
- Bắt đầu xuất hiện những nốt nhỏ, mọc đơn độc, có màu trắng đục hoặc hồng ở khoang miệng và viền môi.
- Miệng, họng, môi nổi những mụn nhỏ li ti không ngứa, không đau mọc một cách độc lập với bờ trơn nhẵn, sờ vào thấy mềm.
- Sau một thời gian, các mụn này tụ lại với nhau thành mảng lớn có bề mặt trông giống hoa cà hoặc hoa mào gà.
- Các mụn sùi mào gà dễ vỡ do tác động bên ngoài, khi ăn uống hoặc vô tình ma sát nhẹ có thể khiến chúng tiết mủ, chảy máu, dễ lây lan.
- Vùng da môi tổn thương thường sưng đỏ, dễ viêm loét gây đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
3. Biến chứng của sùi mào gà ở miệng
Nếu không được điều trị tích cực, sùi mào gà có thể dẫn đến các biến chứng sau:
- Viêm loét diện rộng ở môi, miệng thậm chí lây nhiễm ở họng gây vướng víu khó chịu và vô cùng đau đớn khi ăn uống giao tiếp.
- Gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh có tâm lý tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp cũng như người đối diện có tâm lý e ngại, né tránh.
- Có khả năng lây nhiễm cho người khác cao, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.
- Có thể dẫn đến ung thư vòm họng, nhất là các chủng có nguy cơ cao là HPV-16 và HPV-18.
Tham khảo thêm:
- cách trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà
- Sùi mào gà ở miệng: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- Cách chữa bệnh sùi mào gà ở bà bầu khi mang thai
- Sùi mào gà ở lưỡi: nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
4. Sùi mào gà ở miệng điều trị như thế nào?
Khi có các dấu hiệu lạ trên miệng, người bệnh tốt nhất nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín làm xét nghiệm lâm sàng để có xác định bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Vậy sùi mào gà ở miệng điều trị như thế nào?
Thông thường, sùi mào gà ở miệng thường được điều trị bằng:
4.1. Dùng thuốc
Với trường hợp nhẹ, sùi mào gà thường được chỉ định điều trị bằng thuốc bôi hoặc thuốc chấm dung dịch. Việc sử dụng loại thuốc nào, liều lượng ra sao, thời gian dùng như thế nào cần chỉ định cụ thể của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng hoặc dùng sai liều lượng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Một số thuốc chữa bệnh sùi mào gà thường được bác sĩ chỉ định là:
- Thuốc Trichloroacetic acid.
- Thuốc Podophyllin nồng độ 20 – 25. Thuốc không sử dụng cho người mang thai, nếu thấy phản ứng thì ngưng sử dụng hoặc dùng ngắt quãng.
- Thuốc Imiquimod: Là nhóm thuốc phản ứng miễn dịch, dùng ngoài da, thường được chỉ định bôi 3 lần/tuần, dùng liên tục trong 16 tuần.
4.2. Phẫu thuật
Với các nốt sùi lớn, bệnh nhân thường được chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị ngoại khoa bao gồm:
- Đốt điện, đốt laze, áp lạnh: Thường được áp dụng để làm giảm triệu chứng của bệnh sùi mào gà. Thế nhưng, phương pháp này có nhược điểm khó hồi phục và dễ để lại sẹo.
- Liệu pháp IRA: Còn có tên gọi khác là quang động IRA là phương pháp điều trị an toàn mang lại hiệu quả cao do loại bỏ được các nốt sùi và tiêu diệt triệt để mầm mống bệnh và ngăn ngừa tái phát.
Do hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh, điều này đồng nghĩa người bệnh có thể phải sống chung với virus cả đời. Do đó, việc phòng ngừa bệnh là rất quan trọng. Người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh sau:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, đây là biện pháp ngăn chặn các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung và sùi mào gà nói riêng.
- Không quan hệ tình dục bằng miệng.
- Chung thủy duy nhất với một bạn tình, không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, son môi, bàn chải đánh răng với người khác,…
- Tiêm vắc xin ngừa virus HPV.
- Có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, hợp lý để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Tốt nhất, để được tư vấn chính xác sùi mào gà ở miệng điều trị như thế nào, người bệnh hãy đến các cơ sở y tế được hỗ trợ.