Contents
- 1 Sùi mào gà là một trong các căn bệnh xã hội phổ biến nhất hiện nay và là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là khi các nốt sùi mào gà ở lưỡi, miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, sùi mào gà ở lưỡi có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
- 2 1. Sùi mào gà ở lưỡi và tác nhân gây bệnh
- 3 2. Ảnh hưởng của sùi mào gà ở lưỡi đến người bệnh
- 4 3. Phân biệt sùi mào gà ở lưỡi, miệng với nhiệt miệng
- 5 4. Điều trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà
Sùi mào gà là một trong các căn bệnh xã hội phổ biến nhất hiện nay và là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là khi các nốt sùi mào gà ở lưỡi, miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, sùi mào gà ở lưỡi có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
1. Sùi mào gà ở lưỡi và tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh sùi mào gà là virus HPV. Hiện các nhà khoa học đã tìm ra hơn 120 chủng HPV khác nhau, trong đó có hơn 40 chủng gây bệnh ở người và phổ biến nhất là 2 chủng HPV-6 và HPV-11.
- Sùi mào gà ở nữ giai đoạn cuối: dấu hiệu và các xét nghiệm cần thực hiện
- Bệnh sùi mào gà ở lưỡi có chữa được không? Nguyên nhân và cách phòng tránh
- Larifan và Imiquimod, đâu là sự lựa chọn tối ưu?
- Thuốc Larifan Ungo có tốt không và các vấn đề liên quan
- Góc tư vấn: sùi mào gà ở miệng điều trị như thế nào?
Nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà ở lưỡi là do thói quen sinh hoạt tình dục bằng miệng của nhiều người. Lúc này, miệng tiếp xúc với dương vật, âm đạo của bạn tình. Nếu bạn tình mắc sùi mào gà, virus sẽ lây từ cơ quan sinh dục sang miệng, lưỡi và gây bệnh.
Ngoài ra, virus còn có thể lây lan qua một số con đường khác như sử dụng chung đồ dùng cá nhân, lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và sinh nở,… nhưng tỷ lệ này rất thấp.
Biện pháp phòng ngừa sùi mào gà hiệu quả nhất được khuyến cáo hiện nay là quan hệ tình dục an toàn, chung thủy và tiêm phòng vắc xin HPV. Ngoài ra, cần duy trì lối sống, sinh hoạt lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng, khả năng chống chọi lại với bệnh tật của cơ thể.
2. Ảnh hưởng của sùi mào gà ở lưỡi đến người bệnh
Trong thời gian ủ bệnh, sùi mào gà không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. Người bệnh không hề biết mình đã nhiễm virus HPV. Nếu sức đề kháng tốt, virus sẽ ở dạng thể ẩn hoặc bị đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể. Nếu cơ thể có hệ miễn dịch yếu, khi gặp điều kiện thuận lợi, virus sẽ tấn công và xuất hiện các triệu chứng bên ngoài.
Bệnh sùi mào gà, nhất là sùi mào gà xuất hiện ở lưỡi ảnh hưởng rất lớn đến người mắc, từ tâm lý đến sức khỏe. Cụ thể:
2.1. Tâm lý
Do sùi mào gà là bệnh lý xã hội nên người mắc thường có tâm lý tự ti, e dè, ngại giao tiếp với người xung quanh, dấu diếm bệnh tật. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến chứng trầm cảm, lo âu.
2.2. Sinh hoạt
Sùi mào gà ở lưỡi, nhất là khi các nốt sùi to ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày như:
- Khó khăn trong ăn uống: người bệnh sẽ gặp vấn đề khi nhai, nuốt do các nốt sùi to, cản trở quá trình ăn uống.
- Hơi thở có mùi khó chịu: bên trong các nốt sùi là dịch mủ. Khi nốt sùi to, vỡ ra, dịch mủ này khiến hơi thở có mùi khó chịu, khiến người bệnh vô cùng tự ti.
- Mất thẩm mỹ của khuôn mặt.
2.3. Sức khỏe
Không những ảnh hưởng tâm lý, sinh hoạt hàng ngày, sùi mào gà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm các cho sức khỏe như:
- Viêm nhiễm, nhiễm trùng: nếu vết sùi không được vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm trùng là người bệnh bị sốt, nổi hạch sau tai, vết loét sùi mào gà lan rộng khó lành.
- Ung thư: bệnh sùi mào gà nếu không được điều trị triệt để, tái đi tái lại nhiều lần có nguy cơ dẫn đến ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung ở nữ, ung thư dương vật ở nam,…
3. Phân biệt sùi mào gà ở lưỡi, miệng với nhiệt miệng
Bệnh sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng đều xuất hiện ở vị trí khoang miệng, các triệu chứng ban đầu lại khá giống nhau nên khó phân biệt.
Có thể phân biệt sùi mào gà và nhiệt miệng dựa trên một số tiêu chí sau:
3.1. Tác nhân gây bệnh
Bệnh sùi mào gà ở khoang miệng là bệnh xã hội, do HPV gây ra. Bệnh lây nhiễm qua các con đường chủ yếu như quan hệ tình dục không an toàn bằng miệng, lây từ mẹ sang con, lây qua các tiếp xúc thân mật như hôn, hay do dùng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, khăn mặt…
Bệnh nhiệt miệng có nguyên nhân là do cơ thể thiếu một số chất như sắt, vitamin b12, axit folic,….
3.2. Dấu hiệu
Nhiệt miệng có các triệu chứng điển hình sau:
- Niêm mạc khoang miệng lộ diện các vết loét nông, nhỏ ở một số vị trí như môi, lưỡi, má trong, lợi.
- Vết nhiệt gây đau, xót, nhất là khi ăn uống.
- Thông thường vết loét sẽ lành lại sau 10 – 15 ngày.
Sùi mào gà có các dấu hiệu điển hình là:
- Xuất hiện các u nhú nhỏ màu hồng nhạt tại các vị trí trong miệng như môi, lưỡi, nướu…
- Các nốt sùi liên tục phát triển, kích thước lớn dần, nhô cao.
- Khi bị cọ sát hoặc tác động mạnh, các u nhú này dễ bị vỡ, chảy dịch, gây đau đớn.
3.3. Biến chứng
Bệnh nhiệt miệng không nguy hiểm nhưng khiến người bệnh bị đau đớn cũng như ảnh hưởng đến ăn uống hàng ngày. Để cải thiện bệnh, bạn chỉ cần ăn uống đủ chất, bổ sung các thực phẩm thanh nhiệt, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Sùi mào gà có những biến chứng nguy hiểm hơn. Nếu nhẹ là nhiễm trùng nốt sùi, dẫn đến bệnh nhân bị sốt, nổi hạch sau tai. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến ung thư vòm họng, đe dọa tính mạng bệnh nhân.
4. Điều trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà
Khi bị sùi mào gà ở lưỡi, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên đến cơ sở y tế để thực hiện các biện pháp điều trị ngoại khoa như đốt điện, đốt lạnh để loại bỏ nốt sùi nhanh và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị này chỉ có tác dụng loại bỏ nốt sùi chứ không tiêu diệt tận gốc virus nên tỷ lệ tái phát là rất cao. Người bệnh cần kết hợp các biện pháp miễn dịch như thuốc bôi Larifan để ngăn ngừa virus lây lan và tấn công trở lại.
Với các nốt sùi nhỏ thì bệnh nhân có thể chỉ cần bôi thuốc. Hiện nay có khá nhiều thuốc bôi trị sùi mào gà nhưng dùng được ở vùng lưỡi thì khá hạn chế, hiệu quả nhất có Larifan Ungo.
Liều dùng:
- 3 – 4 lần/ngày.
- Sau khi rửa vệ sinh sạch, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
- Thời gian sử dụng: 2 tháng
Người bệnh cần bôi thuốc đúng cách và bắt buộc tái khám định kỳ để theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị. Cần tư vấn, liên hệ với MK Pharma – Công ty phân phối độc quyền sản phẩm Larifan qua hotline 0901 234 244 hoặc Fanpage Larifan để được Bác sĩ và Dược sĩ hỗ trợ.