Sùi mào gà ở nữ giai đoạn cuối: dấu hiệu và các xét nghiệm cần thực hiện

Do tâm lý e ngại, tự ti nên nhiều phụ nữ bị sùi mào gà thường dấu diếm bệnh, dẫn đến nhiều trường hợp đến giai đoạn nặng mới đi thăm khám và điều trị. Vậy biểu hiện của sùi mào gà ở nữ giai đoạn cuối là gì và bệnh có chữa được không?

Do tâm lý e ngại, tự ti nên nhiều phụ nữ bị sùi mào gà thường dấu diếm bệnh

Do tâm lý e ngại, tự ti nên nhiều phụ nữ bị sùi mào gà thường dấu diếm bệnh

1. Biểu hiện sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu

Tác nhân gây bệnh sùi mào gà là do virus HPV. Giai đoạn đầu, bệnh thường có biểu hiện khá mờ nhạt, nhất là ở nữ giới. Các dấu hiệu nhận biết bệnh giai đoạn sớm là:

  • Xuất hiện các nốt sùi nhỏ, mọc đơn độc, có màu trắng đục hoặc hồng nhạt.
  • Nốt sùi có thể xuất hiện ở môi lớn, môi bé, âm đạo cũng như các vùng lân cận như hậu môn.
  • Người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng gì khác hoặc có thể xuất hiện cảm giác ngứa ngáy vùng kín. Dấu hiệu này thường gây nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thông thường.

2. Biển hiện sùi mào gà ở nữ giai đoạn cuối

Sang giai đoạn nặng, sùi mào gà có các triệu chứng điển hình hơn, bao gồm:

  • Các nốt sùi to hơn, mọc thành từng đám với hình dạng như mào gà hoặc súp lơ.
  • Trong các nốt sùi có chứa dịch mủ, có mùi hôi khó chịu, gây ngứa ngáy hoặc đau đớn ở cơ quan sinh dục.
  • Khi quan hệ tình dục, các nốt sùi có thể vỡ, gây chảy máu, nhiễm trùng và tổn thương.
  • Người bệnh mệt mỏi, chán ăn, thể trạng suy nhược.
Sang giai đoạn nặng, sùi mào gà có các triệu chứng điển hình như nốt sùi mọc to, người bệnh mệt mỏi, chán ăn

Sang giai đoạn nặng, sùi mào gà có các triệu chứng điển hình như nốt sùi mọc to, người bệnh mệt mỏi, chán ăn

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, trong đó nguy hiểm nhất là vô sinh hiếm muộn, ung thư cổ tử cung.

3. Các xét nghiệm sùi mào gà phổ biến hiện nay

Ngoài thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để khẳng định. Các xét nghiệm thường được chỉ định:

3.1. Xét nghiệm bằng axit axetic

Kỹ thuật viên sẽ bôi dung dịch acid acetic có nồng độ thích hợp được bôi lên vùng da có các nốt sùi. Sau 2 – 5 phút, nếu các nốt sùi này chuyển sang màu trắng nghĩa là trong cơ thể tồn tại virus sùi mào gà. Đối với hậu môn, thời gian chờ khoảng 15 phút.

3.2. Xét nghiệm bằng mẫu vật

Các mẫu vật được sử dụng để phân tích là các u nhú, các nốt sùi. Nếu trong mẫu vật chứa virus HPV thì có thể khẳng định bệnh nhân đã mắc sùi mào gà.

3.3. Xét nghiệm thông qua mẫu dịch

Ngoài mẫu vật phẩm, xét nghiệm mẫu dịch cũng được dùng để phân tích tìm kiếm virus gây sùi mào gà. Với cách xét nghiệm này, ngoài phát hiện bệnh sùi mào gà, bác sĩ có thể kiểm tra viêm nhiễm phụ khoa cũng như các bệnh xã hội khác.

3.4. Xét nghiệm HPV Cobas – Test

HPV không chỉ gây bệnh sùi mào gà mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác, trong đó nguy hiểm nhất là vô sinh hiếm muộn, ung thư cổ tử cung. Với các đối tượng này, bác sĩ thường yêu cầu làm xét nghiệm Cobas – Test để đánh giá nguy cơ bệnh lý.

Xét nghiệm Cobas - Test giúp đánh giá nguy cơ bệnh lý sùi mào gà

Xét nghiệm Cobas – Test giúp đánh giá nguy cơ bệnh lý sùi mào gà

Mẫu xét nghiệm là tế bào ở cổ tử cung.

3.5. Xét nghiệm xác định type HPV – PCR

Xét nghiệm type HPV – PCR ngoài xác định bệnh nhân có nhiễm virus HPV hay không mà còn cho biết thông tin về chủng HPV mắc phải, nguy cơ ung thư cổ tử cung. Hiện nay, xét nghiệm type HPV – PCR được thực hiện kết hợp với xét nghiệm Pap trong sàng lọc tiền ung thư cổ tử cung.

4. Sùi mào gà ở nữ giai đoạn cuối có chữa được không?

Sùi mào gà giai đoạn nặng, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn. Lúc này, các nốt sùi đã lớn, mọc trên diện rộng, phương pháp điều trị phổ biến là đốt điện, đốt lạnh hoặc đốt laser, kết hợp bôi thuốc như Larifan Ungo sau điều trị để phòng ngừa tái phát.

Tuy nhiên, các phương pháp điều trị đều không thể loại bỏ toàn bộ virus ra khỏi cơ thể người bệnh, có nghĩa bệnh nhân có thể phải sống chung với virus cả đời và sẽ tái phát khi gặp điều kiện thích hợp. Do đó, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau:

  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, tăng cường bổ sung vitamin C, kẽm,… để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, tăng khả năng tự đào thải virus.
  • Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn đúng giờ ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi.
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với bạn tình, nhất là tránh quan hệ tình dục với người mắc bệnh.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh hoặc nước muối ấm hàng ngày.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, nhất là với người bị sùi mào gà.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Ngoài điều trị tích cực, bệnh nhân sùi mào gà nặng cần có lối sống, dinh dưỡng khoa học, lành mạnh

Ngoài điều trị tích cực, bệnh nhân sùi mào gà nặng cần có lối sống, dinh dưỡng khoa học, lành mạnh

Sùi mào gà ở nữ giai đoạn cuối hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu có phương pháp điều trị đúng kết hợp với lối sống lành mạnh. Người bệnh cần lạc quan, tin tưởng vào bác sĩ, thực hiện đúng phác đồ điều trị để đạt kết quả tối ưu.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MK Pharma – Công ty phân phối độc quyền sản phẩm Larifan qua hotline 0901 234 244 hoặc Fanpage Larifan để được Bác sĩ và Dược sĩ hỗ trợ.

Sùi mào gà ở nữ giai đoạn cuối: dấu hiệu và các xét nghiệm cần thực hiện
Rate this post