Có nên áp dụng các cách trị sùi mào gà ở nam tại nhà

Cách trị sùi mào gà ở nam tại nhà là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm do tâm lý e ngại, tự ti, muốn giấu bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên tự điều trị sùi mào gà ở nhà mà nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Cách trị sùi mào gà ở nam tại nhà là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm 

Cách trị sùi mào gà ở nam tại nhà là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà ở nam

Bệnh sùi mào gà nhẹ ở nam là giai đoạn bệnh ở giai đoạn đầu với các biểu hiện tiêu biểu là:

  • Xuất hiện các nốt sùi ở bộ phận sinh dục hoặc các bộ phận khác.
  • Nốt sùi mọc đơn độc với kích thước nhỏ, tính chất mềm, màu trắng đục hoặc hồng.
  • Người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy hoặc không, chưa ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt.

Nếu sùi mào gà không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn nặng. Ở giai đoạn này, biểu hiện của bệnh là:

  • Nốt sùi mọc thành từng đám, có hình như mào gà hoặc cây súp lơ.
  • Trong nốt sùi có chứa dịch mủ. Nếu cọ sát mạnh sẽ gây vỡ, dẫn tới chảy máu, nhiễm trùng.
  • Người bệnh cảm thấy đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt.

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khi mắc sùi mào gà, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời

Khi mắc sùi mào gà, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời

Tham khảo thêm:

  1. cách trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà
  2. Sùi mào gà ở miệng: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
  3. Cách chữa bệnh sùi mào gà ở bà bầu khi mang thai
  4. Sùi mào gà ở lưỡi: nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

2. Có nên áp dụng các cách trị sùi mào gà ở nam tại nhà không?

Do tâm lý e ngại nên nhiều người không muốn đến bệnh viện. Các bác sĩ khuyến cáo, tốt nhất không nên áp dụng các cách trị sùi mào gà ở nam tại nhà bởi có thể không hiệu quả mà còn khiến bệnh nặng hơn. 

Khi bị bệnh, tùy vào mức độ, thể trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Phổ biến nhất là dùng thuốc, phẫu thuật và nâng cao hệ miễn dịch.

2.1. Dùng thuốc

Nếu tình trạng bệnh nhẹ và bệnh nhân muốn điều trị tại nhà thì có thể sử dụng phối hợp thuốc được khuyến cáo: thuốc chấm tricloacetic acid (TCA) 80% một lần mỗi ngày trong 3-5 ngày phối hợp thuốc bôi Larifan Ungo 3 lần mỗi ngày trong 2 tháng.

Thuốc chấm TCA 80%

  • Liều dùng: 1 lần/ngày
  • Cách dùng: dùng tăm bông thấm một lượng vừa đủ TCA chấm vào vị trí nốt sùi. Chỉ chấm vào nốt sùi, không làm thuốc dây sang vùng da lành. Rửa sạch sau 1 giờ.
  • Thời gian sử dụng: đến khi nốt sùi đổi sang màu trắng thì ngưng.

Thuốc bôi Larifan Ungo

  • Liều dùng: 3 lần/ngày
  • Cách dùng: Sau khi rửa sạch TCA, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
  • Thời gian sử dụng: 2 tháng
 Nếu tình trạng bệnh nhẹ và bệnh nhân muốn điều trị tại nhà thì có thể sử dụng phối hợp thuốc được khuyến cáo

Nếu tình trạng bệnh nhẹ và bệnh nhân muốn điều trị tại nhà thì có thể sử dụng phối hợp thuốc được khuyến cáo

2.2. Phẫu thuật

Đốt điện

Đây là cách đang được áp dụng rộng rãi và là phương pháp điều trị sùi mào gà truyền thống. Các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị y tế thông qua quá trình đốt nóng của dòng điện cao tần để loại bỏ các nốt sùi do bệnh sùi mào gà gân ra.

Đốt laser

Phương pháp này sử dụng các tia laser chiếu lên các nốt sùi, nhằm làm rụng nốt sùi, tiêu diệt các virus bên trong không cho chúng phát triển.

Áp lạnh ni tơ lỏng

Phương pháp này sử dụng dụng cụ y tế phun ni tơ lỏng vào các nốt sùi, các u nhú nhằm tiêu diệt virus, ngăn ngừa sự lây lan. Các nốt sùi khi được phun ni tơ lỏng sẽ bị rụng và bong ra, vùng da non mới sẽ hình thành.

2.3. Nâng cao hệ miễn dịch

Bên cạnh sử dụng thuốc, tăng sức đề kháng để cơ thể tự đào thải HPV cũng rất quan trọng. Bệnh nhân cần:

  • Kiêng quan hệ tình dục, nhất là với các đối tượng cũng bị sùi mào gà để tránh bệnh ngày càng nặng nề hơn.
  • Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu sắt, khoáng chất và vitamin vitamin C, vitamin D3, Kẽm….
  • Tránh sử dụng thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm đóng hộp,…
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, bia rượu,…
Bên cạnh sử dụng thuốc, tăng sức đề kháng để cơ thể tự đào thải HPV cũng rất quan trọng

Bên cạnh sử dụng thuốc, tăng sức đề kháng để cơ thể tự đào thải HPV cũng rất quan trọng

3. Cách trị sùi mào gà nam tại nhà bằng thảo dược

Đây là các cách hỗ trợ điều trị sùi mào gà từ dân gian. Trước khi sử dụng tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3.1. Tỏi

Có thể dùng tỏi hỗ trợ sùi mào gà bằng các cách sau:

  • Ăn trực tiếp để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giã các tép tỏi, đắp trực tiếp lên các nốt sùi để tiêu diệt virus HPV.

3.2. Lá tía tô

Lá tía tô, đem giã nát cùng muối sau đó đắp trực tiếp lên nốt sùi trong 20 phút, sau đó rửa sạch để hạn chế virus HPV phát triển và lây lan.

Lá tía tô, đem giã nát cùng muối sau đó đắp trực tiếp lên nốt sùi giúp tiêu diệt virus sùi mào gà

Lá tía tô, đem giã nát cùng muối sau đó đắp trực tiếp lên nốt sùi giúp tiêu diệt virus sùi mào gà

3.3. Nước ép nha đam

Lô hội có tác dụng tiêu nhiễm trùng, kháng khuẩn, chống sưng và được dùng để hỗ trợ điều trị sùi mào gà nhẹ bằng cách thoa gel nha đam lên các vùng da bị tổn thương.

3.4. Hoa cúc vàng

Theo đông y, hoa cúc vàng có tính hàn, vị ngọt và đắng, mùi thơm, có tác dụng giảm viêm nhiễm, giải độc, kháng khuẩn.

3.5. Tinh dầu tràm

Cách làm: xoa tinh dầu tràm lên nốt sùi ngày 1 – 2 lần/ngày đến khi hết nốt sùi. Đây là cách điều trị sùi mào gà ở nữ tại nhà đơn giản, hiệu quả do tinh dầu tràm có tác dụng ức chế virus, vi khuẩn phát triển.

Có nên áp dụng các cách trị sùi mào gà ở nam tại nhà
Rate this post