Bác sĩ tư vấn: sùi mào gà ở lưỡi điều trị như thế nào?

Ngoài cơ quan sinh dục, lưỡi là bộ phận yêu thích của virus sùi mào gà. Sùi mào gà ở lưỡi ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Vậy sùi mào gà ở lưỡi điều trị như thế nào?

Ngoài cơ quan sinh dục, lưỡi là bộ phận yêu thích của virus sùi mào gà

Ngoài cơ quan sinh dục, lưỡi là bộ phận yêu thích của virus sùi mào gà

Nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà vùng lưỡi, miệng

Sùi mào gà ở lưỡi cũng như các bộ phận khác có tác nhân gây bệnh là virus HPV. Trong đó, phổ biến nhất là HPV-6 và HPV-11. Những người quan hệ tình dục không an tòa, người thích oral sex, người có hệ miễn dịch yếu dễ mắc sùi mào gà ở lưỡi.

Các con đường lây truyền chính của sùi mào gà ở lưỡi là:

Quan hệ tình dục không an toàn

Việc quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục bằng miệng với người mắc bệnh là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng sùi mào gà ở lưỡi, miệng.

Lây qua vật trung gian

Việc sử dụng chung đồ vật cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, quần áo,… có lẫn dịch mủ của người mắc bệnh cũng có thể là con đường lây truyền sùi mào gà.

Lây từ mẹ sang con

Nếu người mẹ bị nhiễm virus HPV thì con sinh ra cũng có nguy cơ bị mắc bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp.

Sùi mào gà ở lưỡi cũng như các bộ phận khác có tác nhân gây bệnh là virus HPV

Sùi mào gà ở lưỡi cũng như các bộ phận khác có tác nhân gây bệnh là virus HPV

Dấu hiệu nhận biết bị sùi mào gà ở lưỡi, miệng

Virus HPV có thời gian ủ bệnh khá dài, tùy thể trạng của người bệnh mà thời gian ủ bệnh khoảng 2 – 9 tháng, trung bình là 3 tháng. Trong thời gian ủ bệnh, cơ thể người bệnh không có dấu hiệu rõ ràng. 

Khi virus sinh sôi và rất công cơ thể, các biểu hiện lâm sàng của bệnh là:

Giai đoạn đầu

Dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn này này rất mờ nhạt. Bệnh nhân thấy xuất hiện các nốt nhỏ li ti mọc nhỏ lẻ ở khoang miệng, lưỡi, trong má, môi, rất dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng hoặc các bệnh lý hô hấp khác.

Giai đoạn tiến triển

Lúc này, trong miệng, lưỡi đã xuất hiện các mảng sần sùi có hình mào gà hoặc cây súp lơ nhưng vẫn còn nhỏ, có màu trắng đục hoặc hồng, mềm và chưa gây đau.

Giai đoạn nặng

Lúc này, các u nhú to dần lên, vỡ ra, gây loét và chảy máu. Người bệnh cảm thấy vùng lưỡi, miệng đau rát, gặp khó khăn trong ăn uống và nuốt nước bọt. Nếu không được điều trị, các nốt sùi sẽ mọc ngày càng dày, gây nguy cơ viêm nhiễm, viêm họng, hơi thở có mùi hôi,…

 Ở giai đoạn nặng, các u nhú to dần lên, vỡ ra, gây loét và chảy máu

Ở giai đoạn nặng, các u nhú to dần lên, vỡ ra, gây loét và chảy máu

Sùi mào gà ở lưỡi điều trị như thế nào?

Hiện nay, sự phát triển của y học đã tìm ra phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà hiệu quả như nội khoa, ngoại khoa, liệu pháp hệ miễn dịch. Căn cứ vào mức độ bệnh của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp, có thể kết hợp nhiều phương pháp để đạt được hiệu quả tối ưu. 

Điều trị nội khoa

Thuốc được dùng trong điều trị sùi mào gà ở lưỡi là Larifan Ungo.

  • Liều dùng: 3 – 4 lần/ngày
  • Cách dùng: Sau khi rửa sạch nốt sùi, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
  • Thời gian sử dụng: 2 tháng

Việc sử dụng thuốc bôi cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ cũng như thăm khám định kỳ để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.

Thuốc được dùng trong điều trị sùi mào gà ở lưỡi là Larifan Ungo

Thuốc được dùng trong điều trị sùi mào gà ở lưỡi là Larifan Ungo

Điều trị ngoại khoa

Nếu bệnh nhân bị sùi mào gà nặng với các nốt sùi to, muốn loại bỏ nốt sùi nhanh chóng thì có thể sử dụng các biện pháp điều trị ngoại khoa như đốt điện, đốt lạnh.

Các phương pháp này có ưu điểm là loại bỏ nốt sùi nhanh chóng nhưng nhược điểm là gây đau, có thể để lại sẹo và tỷ lệ tái phát bệnh cao do không tiêu diệt được tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Khi điều trị sùi mào gà bằng phương pháp ngoại khoa, cần kết hợp điều trị nội khoa cũng như nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể để nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Hỗ trợ trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng tự đào thải virus của cơ thể.

Các thực phẩm bệnh nhân sùi mào gà cần tránh

Người mắc bệnh sùi mào gà cần tránh các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm cay nóng như ớt, tỏi, hạt tiêu,…
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ ăn chiên rán, xào.
  • Chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… đều có tác động không tốt tới cơ thể, làm giảm sức đề kháng, từ đó virus có cơ hội tấn công mạnh mẽ hơn.

Thực phẩm tốt cho người bị sùi mào gà

 Ngoài nước lọc, bệnh nhân sùi mào gà có thể uống nước ép hoa quả, nước dừa,...

Ngoài nước lọc, bệnh nhân sùi mào gà có thể uống nước ép hoa quả, nước dừa,…

Để hỗ trợ điều trị hiệu quả, bệnh nhân sùi mào gà lên bổ sung các thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày:

  • Thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, hoa quả màu đỏ, rau màu xanh thẫm,… Nhất là các bệnh nhân vừa đốt sùi, có thể bị mất máu càng cần bổ sung loại thực phẩm này hàng ngày.
  • Thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin: đây là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh. Trong đó các vitamin và khoáng chất quan trọng người bệnh cần bổ sung là vitamin nhóm A, nhóm B, nhóm C, canxi, magie, kẽm.
  • Uống đủ nước: Mỗi ngày cơ thể cần tối thiểu 1,5 lít nước. Đây là cách đơn giản nhất để giúp cơ thể khỏe mạnh, tiêu hóa thức ăn tốt cũng như tăng cường sức đề kháng. Ngoài nước lọc, bệnh nhân có thể uống nước ép hoa quả, nước dừa,…

Tốt nhất, để được tư vấn cụ thể sùi mào gà ở lưỡi điều trị như thế nào, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám trực tiếp.

Bác sĩ tư vấn: sùi mào gà ở lưỡi điều trị như thế nào?
5 (100%) 2 votes