Cách điều trị sùi mào gà ở nữ tại nhà hiệu quả

Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Tác nhân gây bệnh là virus HPV với hơn 120 chủng khác nhau. Trong đó chủng gây bệnh sùi mào gà phổ biến là HPV-6 và HPV-11. Do tâm lý tự ti, ngại đến bệnh viện nên nhiều người tìm hiểu cách điều trị sùi mào gà ở nữ tại nhà. Vậy có nên điều trị bệnh tại nhà không?

Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay

Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay

1. Tổng quan về bệnh sùi mào gà ở nữ

Do cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ phức tạp, ẩm ướt hơn nam giới nên sùi mào gà ở nữ thường phát triển mạnh mẽ hơn. Thời gian ủ bệnh khá dài, từ 2 – 9 tháng. Trong thời gian này, bệnh không có các dấu hiệu điển hình. Hết thời gian ủ bệnh, virus sẽ tấn công cơ thể và có các dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện các nốt mụn mềm, có màu hồng hoặc màu trắng ở cơ quan sinh dục như môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung hoặc vùng hậu môn.
  • Ban đầu, các nốt sùi này không ngứa, không đau, mọc đơn độc với kích thước nhỏ.
  • Sau đó, các nốt sùi dần phát triển to lên, mọc thành đám có hình dạng như mào gà hoặc súp lơ.
  • Bên trong các nốt sùi có chứa dịch mủ, khi cọt sát hoặc quan hệ có thể vỡ, gây đau và chảy máu. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng, lở loét.
Do cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ phức tạp, ẩm ướt hơn nam giới nên sùi mào gà ở nữ thường phát triển mạnh mẽ hơn

Do cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ phức tạp, ẩm ướt hơn nam giới nên sùi mào gà ở nữ thường phát triển mạnh mẽ hơn

2.  Sùi mào gà có chữa dứt điểm được không?

Các chuyên gia cho biết đối với bệnh sùi mào gà, nếu người bệnh không cảm thấy khó chịu thì có thể không cần điều trị. Nếu cảm thấy khó chịu, ngứa rát thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Tuy nhiên, hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để căn bệnh này, và càng không thể tự khỏi nếu không điều trị.

Mục đích của các phương pháp điều trị là:

  • Làm lành sang thương.
  • Ngăn ngừa virus phát triển, lây lan.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Các phương pháp điều trị sùi mào gà chủ yếu là:

  • Bôi thuốc.
  • Điều trị ngoại khoa.
  • Liệu pháp hệ miễn dịch.

Sau điều trị, phải theo dõi và tái khám định kỳ. Sau 8 tháng không xuất hiện nốt sùi mới thì mới có thể đánh giá được bệnh đã điều trị dứt điểm chưa.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để sùi mào gà, và càng không thể tự khỏi nếu không điều trị

Hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để sùi mào gà, và càng không thể tự khỏi nếu không điều trị

Tham khảo thêm:

  1. cách trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà
  2. Sùi mào gà ở miệng: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
  3. Cách chữa bệnh sùi mào gà ở bà bầu khi mang thai
  4. Sùi mào gà ở lưỡi: nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

3. Các cách điều trị sùi mào gà ở nữ tại nhà

Các chuyên gia khuyến cáo, không nên tự ý điều trị sùi mào gà tại nhà bởi có thể dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn cũng như không hiệu quả. Các phương pháp điều trị tại nhà được các bác sĩ hướng dẫn là:

3.1. Dùng thuốc

Thuốc sử dụng trị sùi mào gà hiện nay chủ yếu là thuốc bôi. Một số loại thuốc thường được sử dụng là Imiquimod (Aldara, Zyclara), Larifan, Axit trichloroacetic (TCA). Bôi trực tiếp các thuốc này lên sang thương sẽ giúp làm lành sang thương và ngăn ngừa virus phát triển.

3.2. Dùng thảo dược thiên nhiên

Trước khi áp dụng các phương pháp này, tốt nhất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Tỏi

Có thể dùng tỏi hỗ trợ sùi mào gà bằng các cách sau:

  • Ăn trực tiếp để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giã các tép tỏi, đắp trực tiếp lên các nốt sùi để tiêu diệt virus HPV.
Có thể dùng tỏi hỗ trợ sùi mào gà

Có thể dùng tỏi hỗ trợ sùi mào gà

Nước ép lô hội (nha đam)

Lô hội có tác dụng tiêu nhiễm trùng, kháng khuẩn, chống sưng và được dùng để hỗ trợ điều trị sùi mào gà nhẹ bằng cách thoa gel nha đam lên các vùng da bị tổn thương.

Lá tía tô

Lá tía tô, đem giã nát cùng muối sau đó đắp trực tiếp lên nốt sùi trong 20 phút, sau đó rửa sạch để hạn chế virus HPV phát triển và lây lan.

Bột nghệ vàng

Hoạt chất curcumin có trong nghệ vàng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, kháng virus, giúp làm lành tổn thương hiệu quả, tránh để lại sẹo.

Người bệnh có thể trộn tinh bột nghệ với dầu oliu,sau đó đắp lên nốt sùi. Khi hỗn hợp khô lại thì gỡ bỏ và rửa sạch vết thương bằng nước ấm.

Tinh dầu tràm

Cách làm: xoa tinh dầu tràm lên nốt sùi ngày 1 – 2 lần/ngày đến khi hết nốt sùi. Đây là cách điều trị sùi mào gà ở nữ tại nhà đơn giản, hiệu quả do tinh dầu tràm có tác dụng ức chế virus, vi khuẩn phát triển.

Hoa cúc vàng

Theo đông y, hoa cúc vàng có tính hàn, vị ngọt và đắng, mùi thơm, có tác dụng giảm viêm nhiễm, giải độc, kháng khuẩn.

Theo đông y, hoa cúc vàng có tính hàn, vị ngọt và đắng, mùi thơm

Theo đông y, hoa cúc vàng có tính hàn, vị ngọt và đắng, mùi thơm

Cách thực hành như sau: lấy 1 ít hoa cúc vàng đem hãm như hãm trà, hoặc sắc có nước, sử dụng để uống hàng ngày thường xuyên.

Lưu ý: các phương pháp hỗ trợ điều trị sùi mào gà trên chỉ là biện pháp tạm thời, không nên lạm dụng, tránh dẫn đến tình trạng tổn thương và viêm nhiễm nặng nề hơn. Tốt nhất, khi bị mắc bệnh hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Cách điều trị sùi mào gà ở nữ tại nhà hiệu quả
5 (100%) 1 vote